Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Vì sao Mourinho nhắc đến Việt Nam

Dư luận đang nổi sóng vì phát biểu của hậu vệ tuyển Tây Ban Nha Raul Albiol khi được hỏi về động lực đá trận cuối cùng vòng bảng: “Đây là World Cup, không phải một trận giao hữu ở Việt Nam".
Xoi xo so Khanh Hoa
Đây không phải lần đầu tiên bóng đá Tây Ban Nha dùng hình ảnh “Việt Nam”. Báo giới nước này đã liên tục nhắc đến Việt Nam như một khái niệm để minh họa cho sự yếu kém, chậm phát triển. Cầu thủ không được gọi lên tuyển bởi vì họ là “người Việt Nam”, đội tuyển thì đá “kém như Việt Nam”…


Những người yêu bóng đá đều biết rằng phong trào dùng hình ảnh “Việt Nam” này bắt đầu từ Jose Mourinho, cựu HLV người Bồ Đào Nha của Real Madrid. Năm 2010, khi chỉ trích trọng tài, ông nói đại ý: “bắt thế này thì tôi thà ở nhà xem bóng đá Việt Nam”. Tại sao họ không so sánh với bóng đá Lào, Campuchia hay một nước châu Phi nào đó? Có phải bởi vì họ theo dõi kỹ tới mức biết rằng, bóng đá Việt Nam là bất cập nhất, có nạn móc ngoặc tỷ số và tình trạng bạo lực? Không, tôi cho rằng, họ nhắc đến Việt Nam vì đó là một cái tên nổi tiếng gắn liền với chiến tranh, chậm phát triển và lạc hậu.
Trong thế hệ của Jose Mourinho, những người Bồ Đào Nha sinh ra đầu thập kỷ 60, cái tên Việt Nam rất nổi tiếng. Giai đoạn sau đó, trong cao điểm của cuộc chiến tranh chống Mỹ, Việt Nam là tâm điểm của truyền thông toàn thế giới. Thậm chí, cuộc chiến đòi độc lập của các thuộc địa Bồ Đào Nha tại châu Phi (1961-1974), còn được gọi là “chiến trường Việt Nam của Bồ Đào Nha”. Nước nào ở châu Phi đứng lên chống lại chế độ thuộc địa Bồ Đào Nha, cũng được coi là Việt Nam.
Xoi xo so Da Nang
Vì thế không khó hiểu tại sao Mourinho lại bật ra hai chữ “Việt Nam” khi cần tìm một lối ví von. Không khó hiểu tại sao các báo Tây Ban Nha lại thích lối so sánh ấy. Nói đến là dân châu Âu biết.
Chúng ta có một thương hiệu quốc gia đầy mâu thuẫn khi ai cũng biết đến Việt Nam nhưng đồng thời cũng biết rằng đó là một nước nghèo và lạc hậu. Đến hôm nay nếu ra nước ngoài, bạn vẫn có nguy cơ gặp một người nước ngoài nghĩ rằng Việt Nam đang có chiến tranh, hoặc đơn giản hơn là chỉ biết đến Việt Nam nhờ chiến tranh. “Việt Nam thắng Mỹ” – một người lái taxi ở châu Âu hô lên với tôi để thể hiện sự thân thiện với khách. Ai ở trong tình huống ấy cũng cảm thấy vui vui, nhưng làm sao vui được mãi khi cứ bị gắn như vậy mà không phải là Flappy Bird, Ngô Bảo Châu hay là một thương hiệu made in Vietnam nào khác, một biểu hiện của phát triển.
Nghĩ như thế thì hiểu rằng câu chuyện không hề là của bóng đá. Vấn đề chỉ được vô tình mắc mứu vào bóng đá bởi một ông Bồ Đào Nha làm bóng đá, sinh ra và lớn lên trong thời cái tên “Việt Nam” được nhắc đến liên tục vì chiến tranh.
Đây là một sự nổi tiếng đầy thách thức. Hãy giả sử như bạn là người dân của một quốc gia không mấy nổi tiếng, không được hàng chục nghìn tờ báo khắp thế giới nhắc đến liên tục trong suốt 3 thập kỷ. Rất ít người biết đến bạn, nhưng khi bạn đạt được thành tựu nào đó trong khoa học, kinh tế, thể thao, nó sẽ được bạn bè thế giới coi là đặc tính của đất nước. Ví dụ, nhiều người được hỏi sẽ biết Costa Rica là “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”; hoặc đội tuyển vừa đánh bại Uruguay và Ý ở World Cup; một đất nước có hình ảnh đẹp.
Nhưng chúng ta là người Việt Nam. Chúng ta đã “trót” nổi tiếng rồi. Câu chuyện của báo giới Tây Ban Nha khiến chúng ta nghĩ rằng, cái mà Việt Nam cần làm bây giờ, không phải là xây dựng thương hiệu, mà là sửa chữa thương hiệu.
Xoi XSBT
Chúng ta, những người dân của một đất nước nổi tiếng, thực chất cần cố gắng nhiều hơn một đất nước nào đó không phải là “ngôi sao truyền thông” của thế kỷ trước. Thương hiệu của họ là tờ giấy trắng, thương hiệu của chúng ta là tờ giấy có hình vẽ. Giờ, cần sửa lại thành bức tranh hoàn toàn khác, cần đến những con người tỉ mẩn, kiên nhẫn và tài năng.
Tôi tự hỏi, thay vì tự ái dân tộc có bao nhiêu người Việt Nam nuôi niềm tin rằng mình cần cố gắng nhiều hơn các dân tộc khác để xây dựng lại một thương hiệu cho quốc gia?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét